Ngành Công nghệ chế tạo máy: Nghề nghiệp ổn định trong xã hội

Công nghệ chế tạo máy

Công nghệ chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Ngành công nghệ chế tạo máy liên quan mật thiết với ngành Cơ khí, phần lớn các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của Cơ khí đều là nền tảng cần thiết đối với ngành Công nghệ chế tạo máy.

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy trình độ Cao đẳng là đào tạo sinh viên trở thành những kỹ sư thực hành có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực gia công cơ khí, có khả năng vận hành các thiết bị gia công cơ khí, có khả năng tự học nâng cao trình độ và học liên thông các bậc học cao hơn. Khối kiến thức chuyên môn hầu như đều là kiến thức ngành Cơ khí, gia công cơ khí. Khối kiến thức về các kỹ năng thiết kế sản phẩm cơ khí, thiết kế chi tiết máy và máy.

Công nghệ chế tạo máy

  • Một số môn học cơ sở ngành và chuyên ngành sẽ được học:

Vẽ kỹ thuật; Vẽ và thiết kế trên máy tính; Cơ lý thuyết; Sức bền vật liệu; Nguyên lý máy, Chi tiết máy; Công nghệ kim loại, Dung sai kỹ thuật đo Công nghệ CNC, Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ CAD/CAM; Truyền động thủy lực khí nén; Công nghệ tạo mẫu nhanh, Máy cắt kim loại, Đồ gá

  • Một số học phần thực hành:

Thực tập Hàn điện, Thực tập Hàn khí, Thực tập Hàn MagTig

Thực tập nguội, Thực tập sửa chữa máy công cụ

Thực tập Tiện cơ bản, Thực tập Tiện nâng cao, Thực tập Phay bào

Thực tập CNC cơ bản, Thực tập CNC nâng cao

  • Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

Nhu cầu lao động của ngành CN chế tạo máy là khá lớn, đặc biệt là trong hầu hết các nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí ở khắp Việt Nam cũng như thế giới. Mức lương phổ biến cho các ngành kỹ thuật – công nghệ bao gồm nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử được đưa ra khi tuyển dụng trung bình từ 6 – 10 triệu đồng/tháng trở lên. Vị trí làm việc của Kỹ sư thực hành Công nghệ Chế tạo máy:

– Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD

– Lập trình, vận hành, gia công trên máy CNC

– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…

– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp

– Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó

– Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu….

Không chỉ thị trường nội địa có nhu cầu nhân lực cao đối với ngành này, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng nhân lực Cơ khí Chế tạo máy với mức lương từ 30 triệu đến 35 triệu/tháng cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác vì thế đã thu hút lượng lớn lao động Việt Nam mỗi năm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt nhân sự của ngành Cơ khí – Chế tạo máy trong nước.

Công nghệ chế tạo máy

  • Tố chất cần thiết với người kỹ sư thực hành Chế tạo máy:

– Bạn cần phải có sự đam mê với công việc, với ngành nghề mà bạn đã lựa chọn

– Có tư duy sáng tạo, tư duy logic

– Có sức khỏe tốt, chịu được môi trường làm việc nhiều áp lực

Leave a Reply

Gọi điện thoại
0935337257