BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI KHÔNG?

 Khi nhắc đến những người thợ cơ khí trong lĩnh vực Cắt gọt kim loại, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những người suốt ngày gia công cắt gọt chi tiết chính xác trên máy, miệt mài tạo nên những sản phẩm, lắp ráp từng bộ phận để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo và chất lượng. Họ chính là những người thợ chăm chỉ, yêu nghề. Để học tốt ngành Cắt gọt kim loại bạn cần phải có:
Một sức khỏe tốt
Có thể nói đây là yếu tố đầu tiên và khá quan trọng trả lời cho câu hỏi “Bạn có phù hợp với ngành Cắt gọt kim loại”. Với bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy, bạn phải thực sự khỏe mạnh thì mới có thể làm tốt công việc của mình. Đặc biệt hơn với vai trò của một cử nhân thực hành cắt gọt kim loại, bạn càng cần phải có một sức khỏe tốt bởi công việc khá vất vả và căng thẳng.
Đức tính cẩn thận
Bên cạnh yếu tố sức khỏe, thì một cử nhân thực hành cắt gọt kim loại cần một tố chất quan trọng nữa, đó chính là đức tính cẩn thân.
Đối với lĩnh vực cơ khí Cắt gọt kim loại, nếu thiếu đi đức tính cẩn thận, bạn sẽ trở thành những người cẩu thả, không ngăn nắp trong công việc, dễ dẫn đến những sai lầm làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, đức tính cẩn thận thể hiện năng lực, đạo đức nghề nghiệp của bạn và là một tố chất rất cần thiết để giúp bạn trở thành một người giỏi trong lĩnh vực Cắt gọt kim loại.
Khả năng tập trung
Tập trung là khả năng chú ý vào một công việc nào đó mà không xao nhãng, kiểm soát sự tập trung trong thời gian dài đều có sự thể hiện tốt hơn trong tất cả các công việc so với những người không có khả năng đó. Trong lĩnh vực cắt gọt kim loại đòi hỏi sự tỉ mĩ, độ chính xác cao thì đòi hỏi cần có sự tập trung, ngoài ra còn ảnh hưởng đến an toàn lao động trong quá trình gia công.
Đức tính chăm chỉ
Mỗi một người cử nhân thực hành trong lĩnh vực cắt gọt kim loại đều là những người thợ giỏi, cần cù và nhẫn nại với công việc. Và đương nhiên, khi nhắc đến những người thợ cơ khí trong lĩnh vực Cắt gọt kim loại, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những người suốt ngày gia công cắt gọt chi tiết chính xác trên máy, miệt mài tạo nên những sản phẩm, lắp ráp từng bộ phận để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo và chất lượng. Họ chính là những người thợ chăm chỉ, yêu nghề; bởi đó cũng là một trong những tố chất quan trọng quyết định sự thành công của họ trong nghề nghiệp đã chọn.
Lòng yêu nghề
Lòng yêu nghề thực sự cần thiết và quyết định mức độ thành công của bạn trong nghề nghiệp bạn đã chọn. Chỉ có lòng yêu nghề, đam mê với công việc mới giúp bạn có động lực để tìm tòi, nghiên cứu và tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả nhất. Khi thực sự yêu nghề bạn sẽ biết được mục đích cao cả của nghề nghiệp mình đã chọn, và biết được sau khi tốt nghiệp ngành Cắt gọt kim loại sẽ làm công việc gì?

Học nghề Cắt gọt kim loại tại trường Cao Đẳng Công Thương miền Trung

SO SÁNH YÊU CẦU CỦA NGHỀ VÀ KHẢ NĂNG CỦA BẢN THÂN

Phân biệt các khái niệm : kỹ năng, năng khiếu, thái độ và kiến thức, năng lực

Kỹ năng là khả năng vận dụng các kiến thức và sự hiểu biết để giải quyết hay thực hiện công việc nào đó, hay hiểu đơn giản Kỹ năng là khả năng làm thuần thục 1 công việc nào đó.

Năng khiếu được hiểu là năng lực làm việc nhất định về một lĩnh vực nào đó. Năng khiếu là tiềm năng bẩn sinh, khi năng khiếu vượt trội ta gọi đó là tài năng. Mỗi người đều tiềm ẩn một năng khiếu nào đó. Điều quan trọng là bạn có khám phá được bí mật của chính mình hay không.

Thái độ là sự thể hiện tận tâm với công việc, sự bằng lòng với công việc như thế nào, có chí tiến thủ, cố gắng trong công việc hay không. Thái độ quyết định rất nhiều đến thành công hay thất bại của con người.

Kiến thức là hiểu biết về một vấn đề nào đó. Kiến thức có được thông qua vốn sống hoặc học tập. Người học sử dụng kiến thức để lập kế hoạch, thực hiện mục tiêu.

Năng lực là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng với các đặc điểm, thuộc tính, phẩm chất … của cá nhân.

Người học đưa ra các kỹ năng kinh nghiệm, năng kiếu đã có của bản thân từ đó đưa ra nguyện vọng của bản thân. So sánh đánh giá bổ sung giúp  người học  nhận thấy công việc học tập trong thời gian tới. Mỗi HS phải tự đánh giá được năng lực cá nhân so yêu cầu của nghề.