1. CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH CẮT GỌT KIM LOẠI
Nghề Cắt gọt kim loại-Khoa cơ khí-Trường Cao đẳng Công Thương Miền Trung là một trong những nghề được đầu tư trọng điểm, cấp độ quốc tế. Học sinh, sinh viên được thực hành trên các thiết bị như máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào, máy mài… máy cắt gọt điều khiển theo chương trình số (máy tiện CNC, phay CNC). Khối lượng thực hành chiếm hơn 70% thời gian đào tạo toàn khóa học.
Chương trình đào tạo ngành Cắt gọt kim loại bậc cao đẳng hoặc trung cấp đào tạo cho người học trở thành những kỹ thuật viên, kỹ sư thực hành trong lĩnh vực: Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản. Lập chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được máy tiện CNC, máy Phay CNC. Kiểm tra, sửa chữa các sai hỏng, biện pháp khắc phục khi gia công chi tiết máy. Biết chọn và mài sửa dao, tự rèn và tôi dao. Có khả năng tự học tập, nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực cơ khí, khả năng khai thác và ứng dụng thực tiễn.
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí, có khả năng xuất khẩu lao động.
Giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp: 100% học sinh, sinh viên tốt nghiệp các khóa đào tạo được Nhà trường, Khoa giới thiệu việc làm tại các Công ty, doanh nghiệp, nhà máy, tập đoàn sản xuất.
2. CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí bậc cao đẳng hoặc trung cấp, người học được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Khối lượng thực hành chiếm hơn 70% thời gian đào tạo toàn khóa học.
Sau khi tốt nghiệp người học có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí.
- CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH HÀN
Chuyên ngành Công nghệ Hàn – Khoa Cơ khí – là một trong những chuyên ngành được nhà trường đầu tư trọng điểm và định hướng đào tạo theo chuẩn khu vực ASEAN. Đã có nhiều học sinh sinh viên ngành Hàn của nhà trường đã đạt giải thưởng cao trong cuộc thi tay nghề cấp Tỉnh và cấp Bộ. Hiện nay nhà trường đào tạo các hệ Cao Đẳng, Trung cấp, Sơ cấp ngành Hàn, đồng thời thường xuyên mở lớp bồi dưỡng đào đạo chứng chỉ Hàn công nghệ cao từ 3G đến 6G (Hàn TIG, hàn MIG, hàn MAG) từ 1 đến 3 tháng, cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các khu công nghiệp, nhà máy và xuất khẩu lao động đi Nhật Bản, Hàn Quốc…
Chương trình đào tạo ngành công nghệ Hàn bậc cao đẳng hoặc trung cấp đào tạo cho người học trở thành những kỹ thuật viên, kỹ sư thực hành trong lĩnh vực gia công Hàn như Tính toán độ bền của kết cấu hàn, tiêu hao vật tư, giá thành sản phẩm…, Vận hành và bảo dưỡng được các loại máy hàn SMAW, MIG/MAG, TIG… Hàn được các kết cấu chịu áp lực như bồn bể; hàn được kim loại màu như: Nhôm, Inox và hợp kim khó hàn, hàn được mối hàn 3G (TIG; MIG/MAG; SMAW) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Sau khi tốt nghiệp, có thể đảm nhận các công việc kỹ thuật tại các cơ sở gia công cơ khí hàn ở các cơ sở sản xuất và kinh doanh về về lĩnh vực công nghệ hàn. Cụ thể: Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại các công ty và tại các nhà máy kết cấu thép, nhà máy đóng tàu, công ty lắp ráp thiết bị kết cấu, công ty xây dựng dân dụng, xây dựng nhà máy điện; Triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới của lĩnh vực công nghệ Hàn; Có khả năng tự tạo việc làm.
- CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ
Người học được trang bị các kiến thức về cấu tạo, nguyên lí làm việc của động cơ, ô tô; rèn luyện kỹ năng chẩn đoán, bảo dưỡng sửa chữa động cơ và các hệ thống trên ô tô (bao gồm cả điện ô tô). Thời gian thực hành chiếm 70% thời gian toàn khóa học.
Đào tạo Kỹ thuật viên (2 năm) và Kỹ sư thực hành (3 năm) nghề công nghệ ô tô có sức khỏe và đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực sửa chữa và bảo dưỡng động cơ, ô tô, xe máy. Cụ thể: Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề công nghệ ô tô; Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động; Thực hiện được công việc bảo dưỡng các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô; Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể trở thành kỹ thuật viên khai thác, bảo trì và sửa chữa ô tô – máy động lực, có thể đảm nhận các công việc kỹ thuật tại các cơ sở lắp ráp, bảo trì và sửa chữa ô tô, các cơ sở sản xuất và kinh doanh về ô tô. Cụ thể:Các Trung tâm bảo hành của các hãng ô tô, xe máy; Các Nhà máy sản xuất (lắp ráp) ô tô, động cơ, máy nông nghiệp, máy phát điện, xe máy; Các phân xưởng cơ khí ô tô trong các doanh nghiệp có kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc hành khách; Kỹ thuật viên trung tâm đăng kiểm xe cơ giới; trung tâm giám định ô tô; Có khả năng tự tạo việc làm.