Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí: Cái nhìn tổng quan

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Bạn luôn bị cuốn hút với bất kỳ loại thiết bị máy móc nào, luôn muốn tìm hiểu nguyên lý hoạt động của chúng, bạn có thể dành nhiều giờ liền để theo dõi các chương trình khoa học công nghệ trên truyền hình… Có thể bạn có thiên hướng về ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí. Cùng tìm hiểu một cách tổng quan để xem bạn có thích hợp không nhé.

  • Công nghệ kỹ thuật Cơ khí là gì?

Công nghệ kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, máy móc, robot, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí…

  • Công nghệ kỹ thuật cơ khíCông nghệ kỹ thuật Cơ khí học những gì?

Sinh viên ngành Cơ khí được trang bị khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân thực hành ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí có kiến thức ngành, có kỹ năng thực hành vững vàng để vận hành, bảo trì các thiết bị công nghệ; thiết kế quy trình và trang bị công nghệ; tham gia xây dựng dự án về phát triển sản xuất…

Một số môn học cơ sở ngành và chuyên ngành sẽ được học:
– Vẽ kỹ thuật; – Vẽ và thiết kế trên máy tính; Dung sai kỹ thuật đo
– Cơ lý thuyết; Sức bền vật liệu; – Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Đồ án chi tiết máy
– Công nghệ kim loại; – Truyền động thủy lực khí nén, Máy cắt
– Công nghệ CAD/CAM; – Công nghệ CNC, Công nghệ chế tạo máy
Sinh viên ngành Cơ khí đặc biệt được chú trọng phần thực hành:
– Thực tập Hàn điện, Thực tập Hàn khí, Thực tập Hàn MagTig
– Thực tập nguội, Thực tập sửa chữa máy công cụ,
– Thực tập Tiện, Thực tập Phay bào,
– Thực tập CNC

  • Công việc sau khi ra trường:

– Lập trình, gia công, vận hành máy CNC
– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình
– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố
– Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, và giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó
– Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu…

  • Ngành Cơ khí chưa bao giờ ngừng “khát” nhân lực

Ngành Cơ khí luôn có nhu cầu nhân lực tuyển dụng tăng đều qua các năm. Nhưng thiếu hụt nguồn cung thị trường lại trở thành bài toán khó cho hầu hết doanh nghiệp. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (Falmi) về nhu cầu nhân lực giai đoạn từ 2015 – 2020 thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy là đứng đầu, chiếm tỷ lệ 28% nhu cầu lao động. Trong đó nhân sự trình độ trung cấp có nhu cầu nhiều nhất, chiếm tới 50%, kế đến là cao đẳng – đại học (30%), lao động phổ thông (20%). Tuy nhiên, nguồn cung mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu.

Leave a Reply

Gọi điện thoại
0935337257