CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI

Tên nghề: CẮT GỌT KIM LOẠI

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Cắt gọt kim loại

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

*Kiến thức.

– Thể hiện được các loại kích thước và độ chính xác về kích thước như: Đặc tính của lắp ghép, sai số về hình dáng hình học và vị trí, độ nhám bề mặt; chuỗi kích thước. Hoàn toàn có thể chuyển hóa được các ký hiệu dung sai thành các kích thước tương ứng để gia công.

– Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách đo, đọc kích th­ước và hiệu chỉnh các loại panme, đồng hồ so, thư­ớc đo góc vạn năng, th­ước cặp…

– Đọc và phân tích đư­ợc bản vẽ (với ba hình chiếu, có mặt cắt, có cắt trích…); lập đư­ợc các bản vẽ đơn giản.

– Hiểu rõ kết cấu của các chi tiết, các cụm máy và các đ­ường truyền động của máy.

– Trang bị kiến thức chung nhất về máy cắt, đồ gá, dao cắt, quy trình công nghệ, chế độ cắt, dung dịch làm nguội.

– Hiểu được đặc tính kỹ thuật, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phư­ơng pháp sử dụng và bảo quản các loại máy cắt kim loại, các dụng cụ: Gá, cắt, kiểm tra.

– Trình bày được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục trong quá trình gia công..

* Kỹ năng.

– Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

– Sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt cầm tay như­ : Đục, giũa các mặt phẳng, khoan lỗ, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, c­ưa tay.

– Sử dụng được các loại máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào xọc, máy mài, máy mài hai đá, máy doa, máy khoan bàn.

– Phát hiện và sửa chữa  đ­ược các sai hỏng thông th­ường của máy, đồ gá và vật gia công.

– Chế tạo và mài đ­ược các dụng cụ cắt đơn giản.

– Tiện đ­ược các chi tiết có mặt trụ trơn, bậc, mặt côn, ren tam giác, ren truyền động các hệ ngoài và trong; tiện chi tiết định hình.

– Phay đ­ược các dạng mặt phẳng, góc, rãnh, bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, thanh răng và mặt định hình.

* Thái độ nghề nghiệp:

– Cẩn thận và trách nhiệm trong công việc;

– Tổ chức nơi làm làm việc khoa học.

– Có tinh thần cầu tiến làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

– Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

– Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.

– Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, vệ sinh công nghiệp.

  1. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

– Kỹ thuật viên làm việc trực tiếp sản xuất trên các máy công cụ, trong các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, phân xưởng cơ khí.

– Có thể tự tạo dịch vụ và công việc trong lĩnh vực liên quan đến nghề nghiệp

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

  1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian đào tạo:  3 tháng

– Thời gian học tập: 11 tuần

– Thời gian thực học tối thiểu: 350 giờ

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 350 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 60 giờ; Thời gian học thực hành: 290 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

MH,

Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số (tiết) Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
  Các môn học, mô đun đào tạo nghề        
MĐ 01 Đọc, phân tích bản vẽ cơ khí 45 15 28 2
MĐ 02 Dung sai – kỹ thuật đo 15 5 9 1
MĐ 03 Gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay 45 45
MĐ 04 Gia công cắt gọt trên máy công cụ vạn năng 150 10 135 5
MĐ 05 Gia công cắt gọt trên máy CNC 95 30 60 5
Tổng cộng 350 60 277 13

 IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP.

  1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô dun đào tạo nghề

– Các mô đun lý thuyết được giảng dạy trước, làm nền tảng cho các mô đun đào tạo  nghề.

– Các mô đun đào tạo nghề có thể tổ chức học song song hoặc học theo trình tự.

– Khi người học có nhu cầu học một mô đun nào thì tổ chức đào tạo mô đun đó. Các mô đun khác được tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.

  1. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp.
Số TT  

Môn thi

Hình thức thi Thời gian thi
1 Kiến thức, kỹ năng nghề
– Lý thuyết nghề Viết Không quá 30 phút
Vấn đáp Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá:   10 phút

Trắc nghiệm Không quá: 30 phút
– Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ
2 *Mô đun tốt nghiệp (tích hợp

lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 05 giờ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gọi điện thoại
0935337257