Công nghệ chế tạo máy – L.chọn tốt cho tương lai

Cơ điện tử

Ngành Cơ khí và ngành Công nghệ Chế tạo máy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khối kiến thức ngành Cơ khí là nền tảng cơ bản và cần thiết cho ngành Công nghệ Chế tạo máy. Bạn đắn đo về sự khác nhau giữa 2 ngành này? Hãy cùng tìm hiểu về ngành để có sự chọn lựa đúng đắn

Các sản phẩm cơ khí phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau mới hoàn thiện được và vì vậy nó liên quan tới rất nhiều bộ phận, nhiều nhân công khác nhau. Mỗi công đoạn lại có nhiều phương pháp gia công khác nhau để lựa chọn sử dụng. Ở mức độ sản xuất quy mô lớn với lượng sản phẩm gia công nhiều thì cần phải xây dựng được quy trình gia công tối ưu, tạo ra sản phẩm có chất lượng, năng suất lao động cao và hiệu quả kinh tế lớn. Điều này yêu cầu phải am hiểu tốt nhiều lĩnh vực, hiểu biết tường tận các vấn đề kỹ thuật cơ khí… Vì vậy chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy được hình thành nhằm giải quyết các vấn đề này.

Sự khác biệt chính giữa 2 chuyên ngành này là ngành CN kỹ thuật cơ khí học về các hệ thống tự động thiết kế và gia công còn Công nghệ chế tạo máy học về các phương pháp thiết kế chế tạo gia công các chi tiết trong lĩnh vực cơ khí.

ngành Côn g nghệ chế tạo máy

  • Thời gian đào tạo ngành từ 2 – 2,5 năm. Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể đạt được các kỹ năng:

– Vận hành được các máy công cụ truyền thống như: Tiện, phay, bào, mài, khoan để gia công các chi tiết máy đơn giản;

– Vận hành được máy Tiện và Phay CNC để gia công các chi tiết 2D và 3D

– Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường, các đại lượng cơ khí thông dụng

– Tính toán, thiết kế và lựa chọn được phương án thiết kế chi tiết máy, cụm chi tiết máy

– Thiết kế được bản vẽ cơ khí và thiết lập được quy trình công nghệ gia công chế tạo cơ khí

– Sử dụng thành thạo được một số phần mềm CAD/CAM: Solidworks và MasterCAM để thiết lập các bản vẽ 3D và bản vẽ chế tạo 2D; Tham gia và trợ giúp được cho kỹ sư trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và lắp ráp các sản phẩm;

– Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc theo nhóm, tổ chức sản xuất và triển khai công nghệ;

– Biết khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học liên quan đến ngành học.

  • Cơ hội việc làm đầy tiềm năng và khả năng phát triển nghề nghiệp cao là ưu thế lớn của ngành:

Trong những năm qua, ngành Cơ khí nói chung và ngành Công nghệ Chế tạo máy nói riêng, luôn có nhu cầu nhân lực tuyển dụng tăng đều qua các năm. Nhưng sự thiếu hụt nguồn cung thị trường vẫn là bài toán khó nhiều năm qua. Các khu công nghiệp chế xuất phía Nam như tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận hầu như luôn trong tình trạng thiếu hụt đội ngũ nhân lực lành nghề dù mức đãi ngộ khá hấp dẫn. Các công ty cơ khí tại các khu công nghiệp phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên cũng luôn có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên đối với ngành này. Xuất phát từ nhu cầu trên, SV ngành Công nghệ chế tạo máy cũng vì thế dễ dàng tìm được việc làm với mặt bằng mức lương ổn định ngay sau khi ra trường. Mức lương phổ biến cho các ngành kỹ thuật – công nghệ bao gồm nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử được đưa ra khi tuyển dụng trung bình từ 6 – 10 triệu đồng/tháng trở lên. Bên cạnh đó là cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước.

ngành Công nghệ chế tạo máy

  • Môi trường làm việc của Kỹ sư thực hành Chế tạo máy

– Ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng thiết bị, bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc sắt thép, dầu nhớt, kể cả tiếng ồn.

– Chuyên về thiết kế (Phòng kỹ thuật, phòng dự án,…), bạn sẽ làm việc ở văn phòng với đầy đủ tiện nghi, môi trường sạch sẽ

– Với tính chất của công việc thì bạn thường phải làm việc theo nhóm, theo tổ, theo ca

Leave a Reply

Gọi điện thoại
0935337257